1.      Máu là gì

       Máu là một mô lỏng, lưu hành khắp cơ thể trong các động mạch, tĩnh mạch và là một phương tiện chuyên trở nhiều chất khác nhau giữa mô và các cơ quan.

2.     Thành phần cấu tạo của máu

       Máu chiếm 7% trọng lượng cơ thể,với tỷ trọng trung bình khoảng 1060 kg/m3, gần giống với tỷ trọng nước nguyên chất (1000 kg/m3).Người trưởng thành trung bình có khoảng 5 lít máu.

       Máu gồm hai phần chính: các tế bào máu và huyết tương.

       Các tế bào máu (45%)

-          Hồng cầu: chiếm số lượng nhiều nhất (khoảng 30000 tế bào), chứa huyết sắc tố (chất làm cho máu có màu đỏ). Hồng cầu có Hemoglobin có khả năng kết hợp với O2 và CO2 để vận chuyển O2 từ phổi về tim tới tế bào và vận chuyển CO2 từ tế bào đến tim và tới phổi. Đời sống trung bình của hồng cầu là 120 ngày; hồng cầu già bị tiêu hủy chủ yếu ở lách và gan.Tủy xương sinh các hồng cầu mới để thay thế và duy trì lượng hồng cầu ổn định trong cơ thể.

Tế bào hồng cầu

 

-          Bạch cầu: có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách phát hiện và tiêu diệt các "vật lạ” gây bệnh. Có nhiều loại bạch cầu khác nhau với đời sống từ một tuần đến vài tháng: có loại làm nhiệm vụ thực bào tức là "ăn” các "vật lạ”, có loại làm nhiệm vụ "nhớ” để nếu lần sau "vật lạ” này xâm nhập sẽ bị phát hiện và nhanh chóng cơ thể sinh ra một lượng lớn bạch cầu tiêu diệt chúng, có loại tiết ra các kháng thể lưu hành trong máu để bảo vệ cơ thể... Bạch cầu được sinh ra tại tủy xương. Ngoài việc lưu hành trong máu là chính, có một lượng khá lớn bạch cầu cư trú ở các mô của cơ thể để làm nhiệm vụ bảo vệ.

Tế bào bạch cầu

-          Tiểu cầu: là một loại tế bào máu có chức năng cầm máu bằng cách làm máu vón cục và đông lại khi mạch máu bị thương. Tiểu cầu có không có  nhân tế bào. Chúng thực chất là một mảnh tế bào vỡ ra từ các tế bào nhân khổng lồ sản sinh ra từ các megakaryocytes của tủy xương. Tiểu cầu có dạng hình đĩa hai mặt lồi (giống như thấu kính), đường kính lớn nhất khoảng 2–3 µm. 

Tiểu cầu

 

      Huyết tương

       Huyết tương là dung dịch chứa đến 96% nước, 4% là các protein huyết tương và rất nhiều chất khác với một lượng nhỏ, đôi khi chỉ ở dạng vết. Các thành phần chính của huyết tương gồm:

 

·         Albumin

·         Các yếu tố đông máu

·         Các globulin miễn dịch (immunoglobulin) hay kháng thể (antibody)

·         Các hormone

·         Các protein khác

·         Các chất điện giải (chủ yếu là natri và clo, ngoài ra còn có calci, kali, phosphate.)

·         Các chất thải khác của cơ thể.

Huyết tương

3.       Độ pH của máu

       Độ pH của máu động mạch thường xấp xỉ 7,40 (dao động từ 7,35 đến 7,45), làm cho nó có tính kiềm nhẹ. pH máu giảm xuống dưới 7,35 được xem là máu axit (thường do nhiễm độc axit) và pH trên 7,45 được gọi là máu kiềm (thường do nhiễm độc kiềm).

4.       Chức năng của máu

Máu đóng vai trò vô cùng quan trọng

   + Hô hấp: Huyết sắc tố lấy oxi từ phổi đem cung cấp cho tế bào và vận chuyển khí CO2 từ tế bào ra phổi để thải ra ngoài.

   + Dinh dưỡng: Máu vận chuyển các chất dinh dưỡng: axit amin, axit béo, glucozơ từ những mao ruột non đến các tế bào và các tổ chức trong cơ thể.

   + Bài tiết: Máu đem cặn bã của quá trình chuyển hóa đến các cơ quan bài tiết

   + Điều hòa hoạt động của cơ thể: Máu chứa các hormon do các tuyến nội tiết tiết ra có tác dụng điều hòa trao đổi chất và các hoạt động khác.

   + Điều hòa thân nhiệt: Máu chứa nhiều nước có tỷ lệ nhiệt cao, có tác dụng điều hòa nhiệt ở các cơ quan trong cơ thể.

   + Bảo vệ cơ thể: Trong máu có nhiều loại bạch cầu có khả năng thực bào, tiêu diệt vi khuẩn. Máu chứa kháng thể và kháng độc tố có tác dụng bảo vệ cơ thể.

5.       Các nhóm máu

       Sự khác nhau giữa các nhóm máu là do sự có mặt hay không có mặt các phân tử protein, gọi là các kháng nguyên và kháng thể. Con người có các nhóm máu khác nhau thì các sự kết hợp khác nhau của những phân tử này. Nhóm máu của một người tùy thuộc vào sự di truyền từ cha mẹ.

     Hệ thống ABO

       Năm 1901, Karl Landsteiner, sinh viên của trường đại học Austria Vienna là người đầu tiên phát hiện ra nhóm máu ABO. Phát hiện này có ảnh hưởng vô cùng lớn với nhân loại vì nó cho phép chọn đúng nhóm máu để truyền và mở rộng đã mở đường cho việc truyền máu an toàn.

Các nhóm máu

-          Nhóm máu A

       Nhóm máu A được đặc trưng bởi sự hiện diện của kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu, và kháng thể B trong huyết tương.

       Những người có nhóm máu A có thể an toàn hiến máu cho những người khác có cùng nhòm máu A, hoặc những người mang nhóm máu AB. Ngoài ra, những người có nhóm máu A cũng có thể nhận máu truyền của những người mang nhóm máu O.

-          Nhóm máu B

       Nhóm máu này tương đối hiếm (chỉ đứng sau AB). Nó chứa các kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, và kháng thể A (để tấn công kháng nguyên A) trong huyết tương.

       Những người có nhóm máu B có thể an toàn hiến tặng máu cho những người khác có cùng nhóm máu B, hoặc cho những người có nhóm máu AB. Ngoài ra, những người có máu B cũng có thể an toàn nhận truyền máu của những người mang nhóm máu O.

-          Nhóm máu AB

       Nhóm máu này không phổ biến. Nhóm máu AB được đặc trưng bởi có cả kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu, và không có kháng thể trong huyết tương.

       Những người có nhóm máu AB có thể chấp nhận máu từ bất cứ ai. Tuy nhiên, vì sự hiện diện của cả hai kháng nguyên trên tế bào hồng cầu loại AB, những người có nhóm máu AB chỉ có thể tặng máu cho những người có cùng nhóm máu AB với họ.

-          Nhóm máu O

       Nhóm máu O là nhóm máu phổ biến nhất. Nhóm máu O không có kháng nguyên A cũng không có kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhưng lại có cả hai kháng thể A và B trong huyết tương. Kết quả là, những người có nhóm máu O chỉ có thể nhận truyền máu từ những người có cùng nhóm máu O, vì các kháng thể trong huyết tương của nó sẽ tấn công các loại khác. Tuy nhiên, những người có nhóm máu O lại có thể hiến máu cho tất cả các nhóm máu khác, vì nhóm máu O hoàn toàn không có kháng nguyên thù địch trong hệ thống miễn dịch.    

 Hệ thống Rh

       Rh viết tắt của chữ Rhesus, là yếu tố Rhesus

       Rhesus  là 1 chất protein có trên các tế bào màu đỏ (hồng cầu) cùng với các protein khác A, B, AB, O để phân biệt các nhóm máu.Trên lâm sàng, đây là hệ thống nhóm máu quan trọng nhất sau ABO. Hiện nay trong hệ thống nhóm máu này đã xác định được 50 loại kháng nguyên. Trong đó 5  kháng nguyên C, c, D, E và e là quan trọng nhất, đặc biệt là kháng nguyên D với tính miễn dịch cao và tính kháng nguyên mạnh. Trạng thái Rh âm tính hay dương tính ở đây chính là trạng thái âm tính hay dương tính với kháng nguyên D. Nếu có kháng nguyên D thì là nhóm Rh+ (dương tính), nếu không có là Rh- (âm tính).

       Sự phân loại máu như trên rất quan trọng trong lúc truyền máu. Thí dụ người có máu nhóm A thì chỉ có thể tiếp nhận được máu từ người nhóm A và nhóm O/Rhesus âm tính mà thôi. Nếu nhận máu từ những nhóm khác thì sẽ gây ra các phản ứng dị ứng, có thể gây tử vong vì các yếu tố A, B, AB, O, Rh là những antigen (kháng nguyên) sẽ làm cho cơ thể tạo ra các kháng thể (antibody) chống lại các nhóm máu khác và hủy hoại các nhóm máu khác này gây ra những kích xúc rất nguy hiểm.

Nhóm máu hiếm

Thông tin thêm

 

CLB Người Nhóm Máu Hiếm Việt Nam (http://nhommauhiem.org/)

CLB Người nhóm máu hiếm Việt Nam là câu lạc bộ được thành lập để giúp đỡ, tương trợ những người mang nhóm máu hiếm trên khắp Việt Nam. CLB hoạt động dựa trên tinh thần là cầu nối giúp đỡ thành viên của CLB cũng như những người có nhóm máu hiếm (Rh âm) có được những thông tin tư vấn chính xác và kịp thời về sức khỏe cũng như những ảnh hưởng, tai biến có thể phát sinh. Bên cạnh đó CLB là trung tâm kêu gọi thành viên hiến máu tình nguyện trong trường hợp những người nhóm máu Rh âm cần máu để giành lại sự sống. Rất nhiều người đã được cứu sống nhờ những người mang dòng máu hiếm chủ động hiến máu tình nguyện.

Hiến máu nhân đạo- hành động mang nghĩa cử cao đẹp

Với ý nghĩa : Mỗi giọt máu cho đi - một cuộc đời ở lại”, hoạt động hiến máu nhân đạo là nghĩa cử cao đẹp thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, sự sẻ chia, đùm bọc  yêu thương giữa con người với con người.

Biểu tượng của Hoạt động Hành trình đỏ

Thanh niên hiến máu tình nguyện

Nguồn: Wikipedia, vnreview, nhommau.vn, facebook,...

Tác giả: Vân Anh