Vũ trụ mênh mông, và bí ẩn luôn khơi gợi ở mỗi người chúng ta rất nhiều tò mò và bao khát khao khám phá. Với những người yêu thiên văn, hẳn quan sát bầu trời sẽ là điều không thể thiếu trên hành trình tìm hiểu vũ trụ bao la. Hãy cùng mình điểm lại những sự kiện quan trọng sẽ xuất hiện trên bầu trời tháng 10, 11, 12 năm 2017 nhé!

THÁNG MƯỜI

Ngày 05 tháng 10 – Trăng tròn

Mặt trăng sẽ ở vị trí xung đối với Trái Đất và Mặt Trời. (Xung đối là một thuật ngữ sử dụng trong quan trắc thiên văn và thuật đo sao để chỉ ra khi một thiên thể nằm ở phía đối diện trên bầu trời khi được quan sát từ một địa điểm đặc biệt (thường là Trái Đất). Khi đó nó sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Quá trình này diễn ra lúc 03:23 UTC +7 (giờ Việt Nam).

Lần trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi Trăng Thợ Săn bởi đây là thời điểm lá mùa thu bắt đầu rụng và loài nai đã được vỗ béo, sẵn sàng cho việc săn bắt. Lần trăng tròn này cũng còn được gọi là Trăng Du Lịch và Trăng Máu.

Lần trăng tròn này cũng còn được gọi là Trăng mùa thu hoạch (Harvest Moon) hay gần gũi hơn, Trăng Trung thu. Trăng mùa thu hoạch là lần trăng tròn xảy ra gần thời điểm thu phân (23 /9) nhất mỗi năm. Đặc điểm của Harvest Moon là thời điểm Mặt trăng xuất hiện, tỏa sáng gần với lúc Mặt trời lặn. Chính vì vậy, thời gian được chiếu sáng trong những ngày này sẽ kéo dài hơn so với thời điểm khác trong năm. Trong thời gian này, trăng sẽ có màu vàng cam và sáng hơn thường lệ. Đây cũng là thời điểm mà nhiều nơi trên thế giới tiến hành thu hoạch mùa vụ. 

“Trăng sẽ có màu vàng cam và sáng hơn thường lệ”

Việc trăng sáng lên sớm, kéo dài sẽ giúp cho những nông dân ở ngoài đồng có thể kéo dài thời gian làm việc, việc thu hoạch sẽ thuận lợi hơn mà không phải nghỉ sớm do Mặt trời lặn. Chính vì vậy, thuật ngữ mùa trăng thu hoạch - Harvest Moon vừa để chỉ hiện tượng thiên nhiên vừa để chỉ hoạt động nông nghiệp của con người đó là thu hoạch kết thúc một mùa vụ, chuẩn bị nghỉ ngơi mùa Đông.

 

Ngày 07 tháng 10 – Mưa sao băng Draconid

Draconids là một trận mưa sao băng nhỏ với tần suất chỉ 10 sao băng một giờ tại cực đỉnh. Draconids có nguồn gốc từ tàn dư bụi để lại bởi sao chổi 21P Giacobini-Zinner, được phát hiện năm 1900. Draconids là một trận mưa sao băng bất thường khi mà thời gian quan sát tốt nhất là vào đầu buổi tối thay vì vào buổi rạng sáng như những trận mưa sao băng khác.

the-gioi-don-mua-sao-bang-dem-nay

Mưa sao băng Draconid diễn ra vào tháng 10 hàng năm

Trận mưa sao băng diễn ra hàng năm từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 10 và cực đỉnh năm nay diễn ra vào đêm ngày 07 tháng 10.

Thật không may, Mặt Trăng gần tròn sẽ chặn tất cả ngoại trừ những sao băng sáng nhất. Nếu bạn thực sự kiên nhẫn, bạn có thể có khả năng bắt được một vài sao băng sáng.

Thời gian quan sát tốt nhất là sau nửa đêm tại khu vực tối, thoáng đãng. Sao băng xuất hiện từ phía chòm sao Draco (Thiên Long), nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên bầu trời.

Ngày 20 tháng 10 – Trăng mới

Mặt Trăng sẽ xuất hiện cùng phía với Mặt Trời và sẽ không hiện diện trên bầu trời đêm.

Quá trình này sẽ xảy ra lúc 02:12 UTC+7 (giờ Việt Nam).

Đây là thời điểm tốt nhất tháng để quan sát các vật thể mờ như các thiên hà hay các cụm sao bởi vì không có sự lấn át của ánh trăng.

Ngày 19 tháng 10 – Thiên Vương tinh ở vị trí xung đối

* Hai hành tinh ở vị trí xung đối nhau khi chúng nằm trên một đường thẳng đi qua tâm chung của quỹ đạo của chúng.

Kết quả hình ảnh cho vị trí xung đối

Hình minh họa một hành tinh khi ở ví trí xung đối với Trái Đất và Mặt Trời

Hành tinh màu lục - lam này sẽ ở vị trí gần với Trái Đất nhất và bề mặt của nó sẽ phản xạ tối đa ánh sáng Mặt Trời về phía Trái Đất. Thiên Vương tinh sẽ trở nên sáng hơn bất kỳ thời gian nào trong năm.

Kết quả hình ảnh cho vị trí xung đối Thiên vương tinh

Thiên Vương tinh hiện lên đồng màu qua ảnh chụp của Voyager 2 năm 1986

Đây là thời gian tốt nhất để quan sát hành tinh này. Bởi vì khoảng cách rất xa của nó, Sao Thiên Vương chỉ hiện ra như là một chấm màu lục - lam trong những chiếc kính thiên văn mạnh nhất.

Ngày 21, 22 tháng 10 – Mưa sao băng Orionid

Orionids là một trận mưa sao băng trung bình với tần suất 20 sao băng một giờ tại cực đỉnh. Orionids có nguồn gốc từ tàn dư bụi để lại bởi sao chổi Halley, được phát hiện từ thời cổ đại.

Kết quả hình ảnh cho – Mưa sao băng Orionid

Hình minh họa mưa sao băng Orionid vào năm 2015

Trận mưa sao băng diễn ra hằng năm từ ngày 02 tháng 10 đến ngày 07 tháng 11. Cực đỉnh năm nay diễn ra vào đêm ngày 21 rạng sáng ngày 22.

Trăng non sẽ lặn sớm để lại bầu trời tối thuận lợi cho việc quan sát mưa sao băng.

Thời gian quan sát tốt nhất là sau nửa đêm tại khu vực tối, thoáng đãng. Sao băng xuất hiện từ phía chòm sao Orion (Thợ Săn), nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên bầu trời.

THÁNG MƯỜI MỘT

Ngày 04 tháng 11 – Trăng tròn

Mặt trăng sẽ nằm ở vị trí xung đối đối với Trái Đất và Mặt Trời và sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Quá trình này sẽ diễn ra lúc 12:23 UTC+7 (giờ Việt Nam).

*Xung đối là một thuật ngữ sử dụng trong quan trắc thiên văn và thuật đo sao để chỉ ra khi một thiên thể nằm ở phía đối diện trên bầu trời khi được quan sát từ một địa điểm đặc biệt (thường là Trái Đất).

Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi Trăng Hải Ly bởi đây là thời điểm đặt bẫy hải ly để lấy lông chuẩn bị cho mùa đông băng giá sắp đến khi mà các đầm lầy và sông đã bị đóng băng. Lần trăng tròn này cũng còn được gọi là Trăng Sương Giá và Trăng Của Thợ Săn.

Ngày 04, 05 tháng 11 – Mưa sao băng Taurids

Taurids là một trận mưa sao băng nhỏ kéo dài với tần suất chỉ khoảng 5 - 10 sao băng một giờ tại cực đỉnh. Thường thì trận mưa sao băng này chia làm hai phần riêng biệt. Phần đầu là tàn dư bụi của tiểu hành tinh 2004 TG10. Phần thứ hai bắt nguồn từ các mảnh vụn để lại của sao chổi 2P Encke.

Taurids là một trận mưa sao băng nhỏ với tần suất chỉ khoảng 5-10 sao băng một giờ tại cực đỉnh

Trận mưa sao băng diễn ra hằng năm từ ngày 07 tháng 9 đến ngày 10 tháng 12. Cực đỉnh năm nay diễn ra vào đêm ngày 04 rạng sáng ngày 05 tháng 11.

Thật không may, ánh sáng của trăng tròn sẽ chặn tất cả ngoại trừ những sao băng sáng nhất. Nếu bạn thực sự kiên nhẫn, bạn có thể có khả năng bắt được một vài sao băng sáng.

Thời gian quan sát tốt nhất là sau nửa đêm tại khu vực tối, thoáng đãng. Sao băng xuất hiện từ phía chòm sao Taurus (Kim Ngưu), nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên bầu trời.

Ngày 13 tháng 11 – Giao hội giữa Kim tinh và Mộc tinh

*Giao hội là một sự kiện hiếm hoi khi mà hai hoặc nhiều vật thể xuất hiện rất gần nhau trên bầu trời đêm.

Hình ảnh có liên quan

Kim tinh (Venus) và Mộc tinh (Jupiter) giao hội vào năm 2012

Hai hành tinh sáng nhất bầu trời đêm là Kim tinh và Mộc tinh sẽ đến gần với nhau, cách nhau chỉ 0.3 độ, trên bầu trời buổi sớm. Hãy tìm hai hành tinh này về hướng Tây ngay trước khi Mặt Trời mọc.

Ngày 17, 18 tháng 11 – Mưa sao băng Leonid

Leonids là một trận mưa sao băng trung bình với tần suất 15 sao băng một giờ tại cực đỉnh. Leonids đặc biệt bởi vì cao điểm của nó lặp lại sau mỗi 33 năm khi mà xuất hiện đến hàng trăm sao băng mỗi giờ. Lần cao điểm gần nhất đã diễn ra năm 2001. Leonids có nguồn gốc từ tàn dư bụi để lại bởi sao chổi Tempel-Tuttle, được phát hiện năm 1865.

Mưa sao băng Leonids trên núi Valley năm 2001

Trận mưa sao băng diễn ra hằng năm từ ngày 06 đến ngày 30 tháng 11. Cực đỉnh năm nay diễn ra vào đêm ngày 17 rạng sáng ngày 18.

Trăng mới sẽ không ảnh hưởng đến việc quan sát trận mưa sao băng này. Bầu trời sẽ đủ tối để có được một trận mưa sao băng tuyệt vời.

Thời gian quan sát tốt nhất là sau nửa đêm tại khu vực tối, thoáng đãng. Sao băng xuất hiện từ phía chòm sao Leo (Sư Tử), nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên bầu trời.

Ngày 18 tháng 11 – Trăng mới

Mặt Trăng sẽ xuất hiện cùng phía với Mặt Trời và sẽ không hiện diện trên bầu trời đêm.

Quá trình này sẽ xảy ra lúc 18:42 UTC+7 (giờ Việt Nam).

Đây là thời điểm tốt nhất tháng để quan sát các vật thể mờ như các thiên hà hay các cụm sao bởi vì không có sự lấn át của ánh trăng.

Ngày 24 tháng 11 – Thủy tinh ở vị trí ly giác cực đại phía đông

* Ly giác (elongation) là thuật ngữ chỉ góc giữa một hành tinh với Mặt Trời hoặc giữa hai hành tinh với nhau khi quan sát tại Trái Đất. Vị trí ly giác cực đại phía đông (greatest eastern elongation) có nghĩa là hành tinh sẽ ở vị trí cao nhất trên bầu trời ngay sau khi Mặt Trời lặn

Hình ảnh mô tả hiện tượng ly giác cực đại

Hành tinh này sẽ đạt ly giác cực đại phía đông lên đến 22 độ tính từ Mặt Trời. Đây là thời điểm tốt nhất để quan sát Sao Thủy khi mà hành tinh này ở vị trí cao nhất trên đường chân trời bầu trời đêm. Hãy quan sát hành tinh này trên bầu trời phía tây ở dưới thấp ngay sau khi Mặt Trời lặn.

THÁNG MƯỜI HAI

Ngày 03 tháng 12 – Trăng tròn, siêu trăng

Mặt trăng sẽ nằm ở vị trí xung đối đối với Trái Đất và Mặt Trời. Khi đó, nó sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất.

Quá trình này sẽ diễn ra lúc 22:47 UTC+7 (giờ Việt Nam).

Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi Trăng Lạnh bởi đây là thời điểm không khí lạnh của mùa đông đã tràn về và ban đêm trở nên dài và tối. Lần trăng tròn này cũng còn được gọi là Trăng Đêm Dài và Trăng Trước Giáng Sinh.

Vì sao siêu trăng ở Việt Nam lại không to điên đảo như nước khác? - Ảnh 4.

Siêu trăng trên cầu Harbour, Sydney năm 2016

Lần trăng tròn này cũng đồng thời là lần siêu trăng duy nhất trong năm 2017. Mặt Trăng sẽ ở vị trí gần Trái Đất nhất và có thể trông thấy Mặt Trăng lớn hơn và sáng hơn một chút so với bình thường.

Ngày 13, 14 tháng 12 – Mưa sao băng Geminid

Geminids là vua của các trận mưa sao băng! Nhiều người cho rằng nó là trận mưa sao băng tốt nhất trên bầu trời, với tần suất lên đến 120 sao băng một giờ tại cực đỉnh. Geminids có nguồn gốc từ tàn dư bụi để lại bởi tiểu hành tinh 3200 Phaethon, được phát hiện năm 1982.

Mưa sao băng Geminids, vua của các trận mưa sao băng

Trận mưa sao băng diễn ra hằng năm từ ngày 07 đến ngày 17 tháng 12. Cực đỉnh năm nay diễn ra vào đêm ngày 13 rạng sáng ngày 14.

Trăng tàn sẽ không ảnh hưởng đến việc quan sát trận mưa sao băng này. Bầu trời sẽ đủ tối để có được một trận mưa sao băng tuyệt vời.

Thời gian quan sát tốt nhất là sau nửa đêm tại khu vực tối, thoáng đãng. Sao băng xuất hiện từ phía chòm sao Gemini (Song Tử), nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên bầu trời. (Gemini sẽ mọc lên ở hướng đông vào lúc nửa đêm, lên đỉnh đầu khoảng 1h và sau đó đi dần về trời tây. Nó rất dễ nhận diện với hai sao sáng khác nằm kế bên là Pollux và Castor)

Ngày 18 tháng 12 – Trăng mới

Mặt Trăng sẽ xuất hiện cùng phía với Mặt Trời và sẽ không hiện diện trên bầu trời đêm.

Quá trình này sẽ xảy ra lúc 13:30 UTC+7 (giờ Việt Nam).

Đây là thời điểm tốt nhất tháng để quan sát các vật thể mờ như các thiên hà hay các cụm sao bởi vì không có sự lấn át của ánh trăng.

Ngày 21 tháng 12 – Đông chí

Đông chí diễn ra lúc 23:28 UTC+7 (giờ Việt Nam). Cực nam của Trái Đất sẽ nghiêng về phía Mặt Trời. Mặt Trời sẽ chiếu thẳng trên đường chí tuyến Nam tại 23.44 vĩ độ Nam. Đây là ngày đầu tiên của Mùa Đông ở bán cầu Bắc, và là ngày đầu tiên của Mùa Hè ở bán cầu Nam.

Ngày 21, 22 tháng 12 - Mưa sao băng Ursid

Ursids là một trận mưa sao băng nhỏ với tần suất chỉ khoảng 5 - 10 sao băng một giờ tại cực đỉnh. Ursid có nguồn gốc từ tàn dư bụi để lại bởi sao chổi Tutle, được phát hiện năm 1790.

Trận mưa sao băng diễn ra hằng năm từ ngày 17 đến ngày 25 tháng 12. Cực đỉnh năm nay diễn ra vào đêm ngày 21 rạng sáng ngày 22.

Trăng non sẽ lặn sóm trong đêm để lại bầu trời tối thuận lợi cho việc quan sát mưa sao băng.

Thời gian quan sát tốt nhất là sau nửa đêm tại khu vực tối, thoáng đãng. Sao băng xuất hiện từ phía chòm sao Ursa Minor (Gấu Nhỏ), nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên bầu trời.

CHÚ Ý KHI QUAN SÁT MƯA SAO BĂNG

  • Không cần sử dụng tới kính thiên văn, bởi mắt thường quan sát sẽ thú vị và chân thực hơn.

  • Đứng ngoài trời đêm trong 5 phút để mắt quen với bóng tối. Nếu đếm được trên 50 ngôi sao trên bầu trời, đó là dấu hiệu trời quang cho phép bạn ngắm sao.

  • Chọn địa điểm phù hợp, không bị ô nhiễm, tránh xa ánh sáng nhân tạo hay không đứng ngay dưới ánh trăng

  • Mặc quần áo cẩn thận vì về đêm rất lạnh.

Nguồn: Mạng

Tác giả: Thảo Chi